Tin tức ngành:
Doanh nghiệp bảo hiểm thêm một năm thử thách
Năm 2021, tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm chịu ảnh hưởng nặng nề do giãn cách xã hội nghiêm ngặt. Quý III/2021, tổng doanh thu phí bảo hiểm và khai thác mới của bảo hiểm nhân thọ có mức tăng trưởng thấp nhất từ trước đến nay, lần lượt là 8,5% và -10,5% so với cùng kỳ. Doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ giảm 12% so với cùng kỳ.
Trong khi đó, đối với bảo hiểm phi nhân thọ, nhu cầu bảo hiểm ô tô, xe máy, bảo hiểm tai nạn con người và bảo hiểm du lịch (đóng góp khoảng 50% tổng doanh thu phí bảo hiểm) ở mức thấp trong kỳ. Bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm y tế là ngoại lệ duy nhất, với mức tăng 118% và 113% so với cùng kỳ. |
Mặc dù tăng trưởng doanh thu chậm lại, nhưng lợi nhuận của các doanh nghiệp bảo hiểm vẫn tăng mạnh mẽ nhờ lợi nhuận thuần hoạt động kinh doanh bảo hiểm cải thiện. Lợi nhuận các công ty bảo hiểm niêm yết dự phóng tăng 25,9% trong năm 2021 (so với mức 7% trong giai đoạn 2017-2020) do lợi nhuận thuần hoạt động kinh doanh bảo hiểm cải thiện đáng kể. Tỷ lệ bồi thường và tỷ lệ kết hợp trong 2021 đều ở mức thấp chưa từng có do không có/hoãn yêu cầu bồi thường trong giai đoạn giãn cách xã hội.
Mùa vui của ngành mía đường
Giá mía trong niên vụ 2021-2022 đang tăng mạnh trên cánh đồng mía từ Bắc vào Nam. Đầu tháng 12/2021, Công ty cổ phần Thành Thành Công Biên Hòa (SBT) đã công bố giá mua mía cao nhất là 1,34 triệu đồng/tấn và thấp nhất là 1,07 triệu đồng/tấn, tăng khoảng 20% so với giá thu mua trong niên độ trước. Đây cũng là mức giá cao nhất trong 3 năm trở lại đây.
Bước sang năm 2022, giá đường trên thị trường thế giới tiếp tục neo ở mức cao. Ngày 18/1/2022, giá đường trắng trên thế giới đạt 18,57 UScents/lb, tăng 1,45% so với phiên trước đó và tăng 11,7% so với đầu năm 2021.
Đà phục hồi của toàn ngành mía đường trong nước đang diễn ra tốt và kéo dài trong những năm tới. Diện tích trồng mía được mở rộng sẽ tạo bước đi tăng trưởng quan trọng. Báo cáo phân tích của Công ty Chứng khoán Phú Hưng về ngành mía đường phát hành mới đây nhận định, triển vọng tích cực của ngành mía đường trong thời gian tới đến từ chính sách phòng vệ thương mại. |
Để giảm thiểu biến động giá nguyên liệu đầu vào, các doanh nghiệp mía đường đã chủ động ký kết hợp đồng đầu tư phát triển vùng nguyên liệu với nông dân từ đầu vụ. Cùng với đó, các doanh nghiệp cũng gia tăng các sản phẩm có biên lợi nhuận tốt để tối ưu hóa lợi nhuận.
Sắt thép gia nhập câu lạc bộ xuất khẩu trên 10 tỷ USD
Năm 2021 ngành thép lại đi ngược dòng với hoạt động bán hàng, trong đó kênh xuất khẩu lần đầu tiên giúp ngành tiêu thụ thành công 14 triệu tấn. Không chỉ tăng sản lượng, sự đi lên của giá thép toàn cầu, thép xuất khẩu cũng được hưởng lợi, thu về 12,7 tỷ USD. Nhìn vào kết quả xuất khẩu năm 2020 là 9,86 triệu tấn, trị giá gần 5,26 tỷ USD, tăng 25,1% về trị giá so với năm 2019, thì kết quả của năm 2021 thực sự rất ấn tượng.
Ngoài ra ngành thép còn chuyển hướng để điều chỉnh cơ cấu thị trường xuất khẩu theo hướng có lợi hơn cho ngành. Cụ thể, thép Việt Nam đã gia tăng xuất khẩu tới các thị trường khó tính, tiêu chuẩn cao như Mỹ, EU, giảm dần tỷ trọng sang khu vực ASEAN, Trung Quốc. Năm 2021 ,dù ASEAN vẫn là thị trường truyền thống, nhưng tỷ trọng đã giảm đáng kể còn 28,64%, Trung Quốc giảm còn 21,32% và xuất khẩu sang EU tăng lên 12,56%, Mỹ tăng lên 7,51% và Đài Loan tăng lên 5,05%. |
Triển vọng lạc quan bất động sản khu công nghiệp 2022
9 tháng đầu năm 2021, các doanh nghiệp trong lĩnh vực BĐS KCN niêm yết ghi nhận 26,4 nghìn tỷ đồng doanh thu (tăng 5% cùng kỳ) và 5,8 nghìn tỷ đồng lợi nhuận ròng (tăng 17,9% cùng kỳ).
Theo nhận định của các chuyên gia, tăng trưởng của các doanh nghiệp trong lĩnh vực BĐS KCN là sự tổng hòa của nhiều yếu tố như: Xu hướng dịch chuyển dòng vốn từ Trung Quốc sang Việt Nam; những lợi thế của Việt Nam với hàng loạt các FTA đã tham gia;… trong khi nguồn cung sẵn có ngày càng hạn chế.
Ngoài ra, giá cho thuê đất tại các KCN cũng tăng đáng kể. Cụ thể, trong quý 3/2021, giá đất tại các KCN ở miền Nam đạt 114 USD/m2/chu kỳ thuê, tăng 7,1% so với cùng kỳ. Tại miền Bắc, giá đất ghi nhận ở mức 108 USD/m2/chu kỳ thuê, tăng 6,1% so với cùng kỳ. |
Năm 2022, lĩnh vực BĐS KCN tiếp tục có triển vọng khả quan với hàng loạt yếu tố đồng thuận tích cực. Đầu tiên là nhu cầu thuê đất tại các khu công nghiệp sẽ phục hồi trong 2022 khi các hợp đồng ghi nhớ (MOU) đã ký trong 2021 sẽ được hoàn tất trong 2022.Ngoài ra các nhà đầu tư nước ngoài có thể tiếp tục kế hoạch khảo sát đã bị trì hoãn trước đó. Thứ hai hứa hẹn tạo động lực cho tăng trưởng của BĐS KCN là việc hệ thống cơ sở hạ tầng kết nối các KCN liên tục được cải thiện. Các dự án trong khu vực trên gồm KCN Châu Đức (SZC), KCN Phú Mỹ (IDC), VSIP và Becamex (BCM), và KBC sẽ được hưởng lợi từ các dự án cơ sở hạ tầng.
Với những tiền đề tốt, trong năm 2022, lợi nhuận ròng của các KCN ước tính sẽ có mức tăng trưởng đáng kể từ 18-26% đến từ việc diện tích đất cho thuê tăng và giá cho thuê KCN ước tính tăng từ 8-9% tại miền Nam và 6-7% tại miền Bắc vào năm 2022.
Tin doanh nghiệp:
HQC: Địa ốc Hoàng Quân (HQC) - Lợi nhuận giảm xuống mức thấp kỷ lục với vỏn vẹn 4 tỷ đồng, chỉ đạt 8% chỉ tiêu năm 2021.
VNM: Giảm 5% về 10.600 tỷ đồng, lợi nhuận của Vinamilk lình xình suốt 5 năm qua.
VIC: Năm 2021, tổng tài sản Vingroup đạt 427.324 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt 159.147 tỷ đồng.
VGI: Viettel Global đạt gần 1.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế năm 2021.
CEO: Quý IV/2021, CEO Group tăng trưởng ấn tượng, hoàn thành kế hoạch cả năm.
CTG: VietinBank chủ động nâng cao năng lực tài chính.
CII: Quý IV/2021, kinh doanh không đủ trả lãi vay dẫn tới lỗ 372,4 tỷ đồng.
LDG: Quý IV/2021, lợi nhuận tăng nhờ thoái vốn công ty con.
KLB đạt 1.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế.
MSN: Doanh thu Masan chạm ngưỡng 4 tỷ USD.
BVH: Doanh thu Bảo Việt vượt 2 tỷ USD trong năm 2021.
HAG: Công ty của bầu Đức nhận án phạt từ Uỷ ban chứng khoán đúng ngày làm việc cuối năm.
PAN: Năm 2021, lợi nhuận tăng 53% lên 509,8 tỷ đồng.
GEG: Điện Gia Lai (GEG) - Lợi nhuận trước thuế năm 2021 vượt 15% kế hoạch.
FRT: Lợi nhuận toàn Công ty gấp 19,5 lần năm ngoái với 554 tỷ đồng, chuỗi Long Châu chính thức có lãi nhẹ.
BCG: Bamboo Capital (BCG) - Lợi nhuận năm 2021 đạt hơn 973 tỷ đồng, tỷ lệ nợ vay trên vốn chủ sở hữu giảm mạnh.
MVN: Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (MVN) lãi kỷ lục 2.941 tỷ đồng trong năm 2021.
KDH: Nhà Khang Điền - Doanh thu giảm hơn một nửa, quý 4 lãi tăng nhẹ nhờ hoạt động khác.
MWG: Lãi hơn 4.900 tỷ đồng cả năm 2021, tăng trưởng 25%.
HPG: Hòa Phát muốn đầu tư tổ hợp logistics 100 ha ở Dung Quất.
VRE: Vincom Retail lãi 1.315 tỷ đồng năm 2021.
PVD: Năm 2021, lợi nhuận giảm 80,2% về 36,46 tỷ đồng.
DIG: Quý IV/2021, lợi nhuận đạt 813,97 tỷ đồng chủ yếu do đánh giá tăng tồn kho 861,97 tỷ đồng.
SCR: Ghi nhận dự án Carillon 7, lợi nhuận cả năm 2021 tăng 18% lên 242 tỷ đồng.
NBB: Năm Bảy Bảy (NBB) - Quý 4 lãi vỏn vẹn 3 tỷ đồng, giảm 98% so với cùng kỳ 2020
Tóm tắt diễn biến thị trường tuần qua:
Đây là tuần thứ 3 liên tiếp thị trường mở ra với phiên điều chỉnh mạnh vào đầu tuần khi mà VnIndex giảm 33.18đ tương đương 2.25% về 1439.71đ. Dẫu vậy ngay trong phiên ngày thứ ba, đã có lực cầu mạnh mẽ để hồi phục mạnh 39.87đ ~2.77% để đạt ngưỡng 1479.58. Tuy nhiên, 3 phiên cuối năm đã liên tục giao động trong khoảng 1464-1490 và kết năm VnIndex ở ngưỡng ~1478. Tuần cuối năm ghi nhận mức thanh khoản thấp khi chỉ có 21.5k tỷ/ phiên.
Nhóm Vn30 có một tuần giao dịch có xu hướng khá giống với chỉ số VnIndex trong tuần này, tuy nhiên chỉ số này kết tuần cuối có dấu hiệu tích cực khi tăng 30đ so với tuần trước cho thấy dòng tiền còn sót lại những phiên cuối năm đã quay trở lại dòng cơ bản dù mức thanh khoản chỉ khoảng 9.5k tỷ/phiên
Các ngành trụ cột của thị trường tuần qua đều có xu hướng tăng nhẹ tích cực. Ngân hàng, Vật liệu cơ bản, Bất động sản đều có sắc xanh, 0.65%, 0.62%, 0.77% tương ứng trong khi chứng khoán có tuần tăng khá mạnh với 3.18%. Ngành dầu khí tuần qua đã có tuần giao dịch không được tích cực khi mà mất 4.18% giá trị.
Giá hàng hoá:
Price | Daily (%) | Weekly (%) | Monthly (%) | YOY (%) | |
Vàng (USD/Troy Ounce) | 1791.85 | +0.05 | -2.79 | -0.52 | -3.69 |
Bạc (USD/Troy Ounce) | 22.561 | +0.66 | -5.81 | -1.30 | -22.12 |
Dầu Brent (USD/thùng) | 91.0600 | +1.14 | +5.65 | +15.40 | +61.74 |
Dầu WTI (USD/thùng) | 87.2000 | +0.45 | +4.87 | +15.19 | +63.16 |
Than (USD/tấn) | 227.65 | +0.02 | +1.18 | +33.05 | +164.10 |
Chì (USD/tấn) | 2,273.50 | -2.08 | -4.49 | -1.85 | +13.19 |
Quặng sắt (USD/tấn khô) | 130.81 | +0.65 | +1.02 | +16.44 | -22.20 |
Thép (USD/tấn) | 4,778.00 | +0.89 | +0.74 | +4.90 | +14.01 |