Cách đọc bảng cân đối kế toán trong báo cáo tài chính
Phân tích cơ bản   28/04/2025   266 lượt xem

Bảng cân đối kế toán là một phần quan trọng trong báo cáo tài chính. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu cách đọc hiểu bảng và làm sao "đương đầu" với loạt con số phức tạp này nhé!

1. Bảng cân đối kế toán (BCĐKT) là gì?

Đây là bảng số liệu quan trọng đầu tiên của doanh nghiệp. Nó thể hiện tình hình tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Kết cấu của Bảng cân đối sẽ gồm 2 phần là Tài sản và Nguồn vốn

2. Cơ cấu BCĐKT

Xem chi tiết tại đây.

3. Cách đọc BCĐKT

▪ B1: Liệt kê những mục lớn trong Tài sản – Nguồn vốn.

▪ B2: Tính toán tỷ trọng các khoản mục này trong Tài sản và Nguồn vốn, và sự thay đổi của các khoản mục tại thời điểm báo cáo.

▪ B3: Note lại những mục chiếm tỷ trọng lớn, hoặc có sự biến động lớn về mặt giá trị ở thời điểm báo cáo.

Tại sao chúng ta cần quan tâm những mục có tỷ trọng lớn hoặc biến động lớn?

Việc lựa chọn những khoản mục chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu Tài sản – Nguồn vốn giúp bạn biết được Phần lớn tài sản của doanh nghiệp đang tập trung ở đâu? Nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp chủ yếu đến từ nguồn nào?

Sự thay đổi của những khoản mục này thường sẽ “trọng yếu” hơn, quan trọng hơn, và thể hiện rõ hơn tình hình tài chính của doanh nghiệp. Tất nhiên, nếu muốn, bạn vẫn có thể giành thời gian tìm hiểu thêm những mục còn lại trên Bảng cân đối kế toán.

Tương tự, các khoản mục cần chú ý ở Nợ phải trả là:

▪ Vay ngắn hạn;

▪ Phải trả nhà cung cấp;

▪ Chi phí phải trả ngắn hạn;

▪ Vay dài hạn.

Và, những thay đổi ở Vốn chủ sở hữu là:

▪ Vốn góp của CSH;

▪ Và, Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.

4. Nhận diện rủi ro từ BCĐKT

Một trong những yếu tố quan trọng của sự cân đối tài chính đó là tài sản dài hạn cần được tài trợ bởi nguồn vốn dài hạn tương ứng. Ví dụ, một doanh nghiệp tài trợ cho 1 dự án đầu tư dài hạn 15 năm chỉ bằng khoản vay 6 năm thì, không sớm thì muộn, điều này sẽ tiềm ẩn rủi ro lớn và đem đến áp lực về khả năng thanh toán cho doanh nghiệp.

Để sớm nhận biết được điều này, bạn cần quan sát xu hướng biến động của vốn lưu động thuần (NWC):

Net working capital (NWC) = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn

Nếu NWC có xu hướng giảm dần và đặc biệt chuyển sang âm lớn thì điều này đang báo hiệu sự xuất hiện ngày càng rõ rệt của mất cân đối tài chính. NWC < 0, cho thấy công ty đã dùng nợ ngắn hạn tài trợ cho tài sản dài hạn.

 


Bài viết cùng chuyên mục