Báo cáo tài chính là gì? Có những gì trong một báo cáo tài chính
Phân tích cơ bản   25/04/2025   352 lượt xem

Báo cáo tài chính chính là nguồn cung cấp thông tin hữu hiệu nhất cho nhà đầu tư.

Trong khi có nhiều nhà đầu tư lựa chọn quỹ tương hỗ để đầu tư, thì cũng có rất nhiều người khác đầu tư trực tiếp vào cổ phiếu. Việc đầu tư thận trọng đòi hỏi chúng ta phải tìm kiếm những công ty chất lượng có bảng cân đối kế toán tốt, doanh thu bền vững và dòng tiền dương. Báo cáo tài chính chính là nguồn cung cấp thông tin hữu hiệu nhất cho nhà đầu tư.

 

1.Báo cáo tài chính là gì?

Báo cáo tài chính (BCTC) là các thông tin kinh tế được kế toán viên trình bày dưới dạng các bảng biểu, nhằm cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp (DN). 

BCTC tổng hợp về tình hình tài sản, vốn chủ sở hữu và nợ phải trả cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ (quý , năm) của doanh nghiệp. BCTC trình bày khả năng sinh lời và thực trạng tài chính doanh nghiệp tới những người quan tâm (chủ DN, nhà đầu tư, cơ quan chức năng,…)

 

2.Kỳ lập báo cáo tài chính

Đối với các doanh nghiệp trực thuộc nhà nước và các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán ngoài báo cáo tài chính (BCTC) năm phải lập thì các doanh nghiệp này phải lập thêm BCTC giữa niên độ (báo cáo quý – trừ quý 4) dạng đầy đủ

 

3. Ý nghĩa của báo cáo tài chính

BCTC phản ánh một cách tổng hợp nhất về tình hình tài sản, các khoản nợ, nguồn hình thành tài sản, tình hình tài chính cũng như kết quả kinh doanh trong kỳ của DN.

BCTC cung cấp những thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu để đánh giá tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD), thực trạng tài chính của DN trong kỳ hoạt động đã qua, giúp cho việc kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn và khả năng huy động nguồn vốn vào SXKD của DN.

BCTC là căn cứ quan trọng trong việc phân tích, nghiên cứu, phát hiện những khả năng tiềm tàng và là căn cứ quan trọng đề ra các quyết định về quản lý, điều hành hoạt động SXKD hoặc đầu tư của chủ sở hữu, các nhà đầu tư, các chủ nợ hiện tại và tương lai của DN.

BCTC còn là những căn cứ quan trọng để xây dựng các kế hoạch kinh tế – kỹ thuật, tài chính của DN , đề ra các biện pháp xác thực nhằm tăng cường quản trị DN từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, SXKD, tăng lợi nhuận cho DN.

 

4.Các loại báo cáo tài chính nhà đầu tư cần biết

Đối với mục đích phân tích đầu tư, bạn sẽ cần dùng bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ

  1. Bảng cân đối kế toán

Phải biểu hiện rõ ràng:

-Tài sản cố định của công ty (doanh nghiệp có gì). 

-Tài sản ngắn hạn (những khoản doanh nghiệp cho nợ). 

-Nợ ngắn hạn (doanh nghiệp nợ và phải trả trong thời gian ngắn).

-Nợ dài hạn và vốn chủ có được.

 

Gồm 2 phần chính: Tài sản và Nguồn vốn 

 

Tài sản

Nguồn vốn

Ngắn hạn

Vốn bằng tiền

Vốn vay

Ngắn hạn

Vay ngắn hạn

Đầu tư ngắn hạn

Nguồn vốn chiếm dụng

Các khoản phải thu

Dài hạn

Vay dài hạn

Sản phẩm tồn kho

Nợ lâu dài

Dài hạn

(Nền tảng tạo ra năng lực sản xuất kinh doanh)

Nợ phải thu lâu dài

Vốn chủ sở 

Vốn đầu tư của chủ sở hữu

Tài sản cố định

Các quỹ không chia trích lập từ lợi nhuận

Đầu tư xây dựng cơ bản dở dang

Lợi nhuận chưa phân phối

Đầu tư tài chính dài hạn

  • Phương trình cân bằng của bảng cân đối kế toán:

Tổng tài sản = Tài sản ngắn hạn + Tài sản dài hạn = Vốn chủ sở hữu + Vốn vay

  • Ý nghĩa của bảng cân đối kế toán:
  • Đối với phần tài sản:

- Về mặt pháp lý: Bảng cân đối kế toán phản ánh giá trị của toàn bộ tài sản hiện có tại thời điểm lập báo cáo, thuộc quyền quản lý và dùng của công ty.

- Về mặt kinh tế: Các số liệu trong bảng cân đối kế toán ở phần tài sản phản ánh quy mô và những loại tài sản của công ty được tồn tại dưới hình thức vật chất hoặc hình thức phi vật chất.

 

  • Đối với phần nguồn vốn:

-Về mặt pháp lý: Bảng cân đối kế toán phản ánh nguồn tạo ra các loại tài sản hiện có tại thời điểm báo cáo của tổ chức. Từ đấy cho biết doanh nghiệp cần phải trả khoản nợ là gồm bao nhiêu. Cùng lúc đó còn cho các chủ nợ biết được giới hạn trách nhiệm của chủ sở hữu đối với các khoản nợ của công ty.

-Về mặt kinh tế: Các số liệu trong phần nguồn vốn của bảng cân đối kế toán cho biết cơ cấu và quy mô các nguồn vốn được huy động và đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

 

  1. Báo cáo kết quả kinh doanh

Báo cáo kết quả kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, thể hiện tình hình và kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp. Thông qua báo cáo kết quả kinh doanh thì người đọc ( người quản lý, nhà đầu tư, cơ quan chức năng,...) có thể thấy được lợi nhuận, nguồn đầu tư của các dự án, các hoạt động kinh doanh cũng như tình hình kinh doanh hiện tại.

  • Những chỉ số cơ bản cần lưu tâm khi đọc báo cáo kết quả kinh doanh:
    • Doanh thu: Tạo ra từ vốn lưu động ròng ( Tài sản ngắn hạn - khoản nợ phải trả)
    • Lợi nhuận gộp = Doanh thu - Giá vốn (nguồn hàng , nguồn vật liệu ,chi phí sản xuất, chi phí tạo ra dịch vụ …
    • Lợi nhuận trước thuế = Lợi nhuận gộp - chi phí phát sinh 
    • Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế - thuế -> Giá trị thặng dư 

Bài viết cùng chuyên mục