Tin tức ngành:
Cao su: Trong năm 2021 dịch bệnh đã làm ảnh hưởng đến nhiều ngành nghề nhưng bất chấp dịch bệnh thì xuất khẩu cao su vẫn tăng trưởng cả về lượng và kim ngạch tăng mạnh đạt 3 tỷ USD, giúp Việt Nam trở thành nước quốc đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu “vàng trắng”
Xuất khẩu cao su cả năm 2021 đạt 1,955 triệu tấn, trị giá 3,278 tỷ USD, tăng 11,7% về lượng và 37,5% về trị giá so với năm 2020. Luỹ kế năm 2021 của Việt Nam đạt gần 2 triệu tấn, trị giá 3,2 tỷ USD, tăng 12% về lượng và tăng 37,5% về trị giá so với năm 2020.
Du lịch, hàng khôngphục hồi và tăng tốc
Cục Hàng không Việt Nam cho biết, tính từ 29/12/2021 đến 10/1/2022, các hãng hàng không trong nước đã khai thác 4.480 chuyến bay với 547.000 khách, hệ số sử dụng ghế trung bình đạt 64%. Trên trang web bán vé của Vietnam Airlines, từ ngày 15/1, nhiều giờ bay chặng TP.HCM - Hà Nội hết vé hạng phổ thông. Đặc biệt hơn, nhu cầu hành khách bay từ TP.HCM đi Hà Nội hoặc các tỉnh Tây Nguyên, miền Trung và miền Bắc tăng mạnh trở lại với hệ số sử dụng ghế đạt trên 70%.
Sau khi mở lại bay quốc tế thường lệ, thị trường hàng không cũng đón nhận nhiều tín hiệu tích cực. Trong tuần đầu tiên (từ ngày 1 - 7/1) đã có 16 chuyến bay thương mại thường lệ từ Mỹ, Nhật Bản, Thái Lan, Campuchia, Đài Bắc (Trung Hoa) với khoảng 1.000 khách về nước.
Cục Hàng không cho biết có khoảng 140.000 người Việt Nam có nhu cầu về nước đón Tết. Dự báo lượng khách về nước sẽ vượt 30.000 hành khách/tuần, bao gồm cả công dân Việt Nam, Việt kiều và người nước ngoài là khách ngoại giao, công vụ, chuyên gia, nhà đầu tư...
Trong báo cáo mới nhất gửi Bộ GTVT, Cục Hàng không đang thúc đẩy tăng số lượng chuyến bay nội địa cũng như đàm phán với nhà chức trách hàng không các nước về việc nối lại bay quốc tế thường lệ cũng như tăng tần suất các đường bay quốc tế hiện tại dịp Tết Nguyên đán.
Ngành mía đường ngày càng bị co hẹp
Diện tích sản xuất mía giảm 45,1%, từ 274.340 ha niên vụ 2016-2017 xuống còn 150.689 ha hiện nay. Năng suất mía cũng giảm 5,1%, từ 64,8 tấn/ha vụ 2016-2017 xuống 61,5 tấn/ha. Cùng với đó, số lượng hộ nông dân trồng mía giảm 42,5%, từ gần 219.500 hộ vụ 2016-2017 xuống còn trên 126.200 hộ.
Sản lượng mía nguyên liệu tiêu thụ, đưa vào chế biến chỉ đạt 6.739.417 tấn mía (so với dự kiến đầu vụ là 7.498.060 tấn của các nhà máy đường). Đây là vụ có sản lượng mía tiêu thụ, đưa vào chế biến thấp nhất trong 20 vụ gần đây, dẫn đến số lượng nhà máy hoạt động thấp nhất, chỉ còn 25 nhà máy hoạt động.
Thị trường ô tô Việt sẽ tăng trưởng mạnh
Theo Ken Research, số lượng sở hữu xe ô tô của người Việt Nam đã tăng dần trong thời gian gần đây, với tốc độ CAGR là xấp xỉ 25,7% trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm tài chính 2020. Tăng trưởng sở hữu ô tô tại Việt Nam đạt ~ 10,5% trong năm tài chính 2020, cao hơn tương đối so với các nước Đông Nam Á. Việc tăng tỷ lệ sở hữu ô tô đóng vai trò là chất xúc tác cho ngành dịch vụ hậu mãi được dự báo sẽ tăng trưởng với tốc độ đáng kể trong những năm tới.
Đô thị hóa nhanh chóng trong những năm qua đang góp phần thúc đẩy thị trường ô tô tại Việt Nam tăng trưởng, do ngày càng nhiều người tiêu dùng di cư đến các thành phố đô thị. Ước tính trong năm tài chính 2020, tỷ lệ đô thị hóa ở mức khoảng 37,3% tổng dân số so với tỷ lệ gần 36,6% trong năm tài chính 2019.
Đô thị hóa nhanh chóng trong những năm qua đang góp phần thúc đẩy thị trường ô tô tại Việt Nam tăng trưởng, do ngày càng nhiều người tiêu dùng di cư đến các thành phố đô thị. Ước tính trong năm tài chính 2020, tỷ lệ đô thị hóa ở mức khoảng 37,3% tổng dân số so với tỷ lệ gần 36,6% trong năm tài chính 2019.
Để hạn chế tác động ngày càng gia tăng của biến đổi khí hậu, các chính phủ trên toàn thế giới đã cam kết đạt mức phát thải carbon ròng bằng 0 vào năm 2050. Do đó, việc thay thế các phương tiện xăng, dầu bằng xe điện (EV) sẽ được cân nhắc nhiều hơn.
Tài chính:
Trong khi các ngân hàng lớn như VCB, BID, AGR, CTG đều có kết quả kinh doanh tốt vượt kỳ vọng đặt ra năm 2021 thì những ngân hàng nhỏ như BVB lại có một năm thua lỗ
Còn đối với các công ty chứng khoán, đúng như dự đoán từ trước, đã có mức lợi nhuận khủng khiếp khi gấp nhiều lần năm 2020, VND gấp 3,2 lần năm 2020, VCI gấp 2 năm 2020,...
Tin doanh nghiệp:
HVN: Vietnam Airlines nối lại đường bay thường lệ đến châu Âu từ 24/1
NTP: Nhựa Tiền Phong (NTP) lãi 548 tỷ đồng trong năm 2021, vượt 27% kế hoạch cả năm
DHG: Dược Hậu Giang (DHG) quý 4 chỉ đạt 170 tỷ đồng, giảm 18% so với cùng kỳ
FPT: Lợi nhuận trước thuế năm 2021 của FPT tăng trưởng trên 20%
QCG: Dự án Phước Kiển tiếp tục bị làm rõ trách nhiệm, vốn hóa QCG bị bốc hơi hàng ngàn tỷ
CII: Tiếp tục giảm thêm tỷ trọng sở hữu khi đưa 9 triệu cổ phiếu NBB ra đăng ký bán.
DGW: Digiworld đặt mục tiêu thu 8.000 tỷ đồng từ nhãn hàng Xiaomi
LPB: Tăng trưởng lợi nhuận 50%, LietVietPostBank thu về hơn 3.600 tỷ cả năm 2021
DIG: Địa ốc Him Lam "chốt lãi" tiếp hơn 6 triệu cổ phiếu DIG của DIC Corp
DRC: Cao su Đà Nẵng sắp rót hơn 900 tỷ đồng mở rộng nhà máy sản xuất lốp xe tải
BCG: Bamboo Capital (BCG) chào bán thành công hơn 148 triệu cổ phiếu, lợi nhuận 2022 dự kiến sẽ tăng cao nhờ bất động sản
IJC: Năm 2021 dòng tiền kinh doanh chính âm kỷ lục 969,8 tỷ đồng
PHR: Lợi nhuận quý IV/2021 giảm 40,6% do hụt tiền đền bù đất
D2D: Quý IV/2021, lợi nhuận giảm 42,2% về 48,45 tỷ đồng
NDN: Sau Tổng giám đốc bị bắt, Công ty báo cáo lợi nhuận quý IV/2021 giảm 68,5%
HCM: báo lãi trước thuế hơn 1.430 tỷ đồng, vượt kế hoạch 19%
NVL: Ông Bùi Thành Nhơn rời Novaland
VND: VNDIRECT lãi kỷ lục gần 2.200 tỷ đồng trong năm 2021, gấp 3,2 lần năm trước
VCI: Chứng khoán Bản Việt (VCI) lãi kỷ lục 1.500 tỷ đồng trong năm 2021, tăng gấp đôi năm trước
ART: Chứng khoán BOS (ART) báo lãi hơn 25 tỷ đồng trong quý 4/2021
L14: Lãi tăng 31,5 lần quý 4
TDH: Nhà Thủ Đức (TDH) tiếp tục nhận được Quyết định cưỡng chế thi hành về thuế lên tới 111,4 tỷ đồng
Tóm tắt diễn biến thị trường tuần qua:
Sau khi phục hồi và đóng cửa gần ngưỡng 1500 vào tuần trước, VnIndex tuần này mở ra với 2 phiên điều chỉnh mạnh vào đầu tuần và chính thức giảm xuống dưới ngưỡng cản 1500. Cụ thể ngay phiên đầu tiên của tuần, chỉ số này mở cửa ở mức 1499 và mất gần 50 điểm khi chốt phiên ở 1452.84. Tình hình tiếp tục diễn biến theo chiều hướng tiêu cực vào thứ ba khi mà VnIndex tiếp tục mất điểm còn 1438.94. Chỉ khi đến thứ năm, VnIndex mới có dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ với hơn 22 điểm để về 1465.30 và khép lại tuần này với 1472.89 khi tiếp tục có sự “trả điểm” nhẹ. Dẫu vậy về tổng quan, đây vẫn là một tuần giao dịch không tích cực của thị trường về cả chỉ số lẫn cả giá trị giao dịch khi trung bình chỉ đạt 24.5k tỷ/ ngày một mức rất thấp so với nhiều tuần trước.
Nhóm Vn30 có một tuần giao dịch có xu hướng khá giống với chỉ số VnIndex, trong 2 phiên đầu tuần, chỉ số này đã giảm đến hơn 3% về mức 1477 trước khi có những nhịp hồi phục tại những phiên còn lại nhưng chỉ cũng có thể khép lại ở 1502, mất hơn 1,5% giá trị so với kết phiên tuần trước.
Các ngành trụ cột như ngân hàng, chứng khoán, bất động sản,dầu khí đều giống VnIndex có điều chỉnh mạnh vào đầu tuần nhưng dần tăng lại vào giữa và cuối tuần. Tuy vậy chốt tuần thì ngành ngân hàng, dầu khí tăng lần lượt 1.93% và 3.44% trong khi dòng chứng khoán mất 1.78% do điều chỉnh vào phiên ngày thứ 6 sau 2 phiên phục hồi. Bất động sản sau 1 tuần “đẫm máu" tuần trước tuần này đã dần thoát sàn hầu hết các mã và nhiều mã thay phiên nhau phục hồi xuyên suốt cả tuần. Nhóm vật liệu cơ bản, xây dựng tiếp tục gây thất vọng khi dường như chưa có dấu hiệu thoát khỏi xu hướng downtrend.