Bollinger Bands
Phân tích kỹ thuật   27/04/2025   194 lượt xem

1.Bollinger bands (BB) là gì?

BB tiêu chuẩn là một chỉ báo được phát minh và đặt tên theo bởi nhà phân tích tài chính người Mỹ, John Bollinger vào những năm 80 của thế kỷ trước. 

Chỉ báo này được cấu tạo từ 3 đường: trung bình động SMA (Simple Moving Average) với chu kỳ 20 ngày và 2 đường độ lệch chuẩn bằng 2 để ra mức giá ở trên và dưới SMA(20) tạo thành một dải. Khi giá thị trường biến động mạnh, có biên độ lớn hai dải trên và dưới sẽ rộng ra và ngược lại.

 

2.Ưu nhược điểm của BB tiêu chuẩn

Ưu điểm:

  • Chỉ báo BB xác định xu hướng tăng, giảm hoặc đi ngang của thị trường, dự đoán về khả năng tiếp diễn đảo chiều của xu hướng đó. Ngoài ra, BB giúp xác định thị trường đang bắt đầu cho một giai đoạn tích lũy hoặc phân phối. Dựa vào xu hướng mà BB mang lại có thể giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định giao dịch mua, bán phù hợp.
  • Chỉ báo này cũng cung cấp manh mối về việc giá chỉ có thể di chuyển trong 1 vùng nhất định và rất khó để thoát ra khỏi vùng đó. Bởi vậy, B phát huy rất tốt tiềm năng của nó trong quá trình đánh giá xu hướng từ ngắn, trung đến dài hạn. Ở bất cứ khung giờ nào, nó cũng cho ta kết quả khá chính xác. Ngoài ra 2 dải bollinger trên và dưới có tác dụng như đường kháng cự và hỗ trợ.

Nhược điểm: 

  • BB không phải là một hệ thống giao dịch độc lập. Chúng chỉ đơn giản là một chỉ báo được thiết kế để cung cấp cho các trader thông tin liên quan đến biến động giá. 
  • Dữ liệu có thể chậm do sử dụng SMA(20). Ngoài ra độ lệch chuẩn được sử dụng cố định là 2 khiến chỉ báo này khá cảm tính. Tuy nhiên có thể thay đổi chu kỳ SMA và độ lệch chuẩn cho phù hợp với nhà đầu tư

3. Công thức tính BB

 

BOLU = MA (TP, n) + m∗σ[TP,n]

BOLD= MA (TP, n) - m∗σ[TP,n]

 

BOLU tiêu chuẩn = SMA20 + 2 x Độ lệch chuẩn 20 ngày.

BOLD tiêu chuẩn = SMA20 - 2 x Độ lệch chuẩn 20 ngày)

Bản dịch: Bollinger on bollinger bands (Kỳ 1) | TraderViet

Trong đó:

BOLU = dải BB trên

BOLD= dải BB dưới

SMA(20) = Đường trung bình động

TP (giá thông thường) = (giá cao nhất + giá thấp +giá đóng cửa)/3

n = Số ngày trong chu kỳ làm phẳng (tiêu chuẩn là 20)

m = Số độ lệch chuẩn ( tiêu chuẩn là 2)

σ[TP,n]= Độ lệch chuẩn ngày cuối chu kỳ n của TP


 


 

4. Điểm co siết (Squeeze) và Điểm phá giá (break out).

The Squeeze là khái niệm chính của BB. Khi các dải  di chuyển đến gần nhau, làm SMA co siết lại, nó được gọi là Squeeze. Việc co siết báo hiệu chu kỳ biến động thấp và có tiềm năng để mua vào và ngược lại. Tuy nhiên, những điều kiện này không phải là tín hiệu giao dịch chính xác tuyệt đối vì các dải băng không đưa ra tín hiệu khi sự thay đổi có thể diễn ra hoặc hướng giá có thể di chuyển

Điểm break out là khi nến giao dịch tràn ra ngoài phạm vi của BB. Bất kể sự đột phá nào diễn ra ở hai dải Bollinger cũng là một sự kiện thu hút sự quan tâm lớn của các nhà giao dịch. Tuy nhiên giống điểm squeeze , điểm break out không được coi là tín hiệu giao dịch vì điểm bứt phá không cho ta dấu hiệu rõ ràng về xu hướng hay mức độ biến động của giá sau đó.

 

5.Cách sử dụng BB hiệu quả

Mọi chỉ báo cần kết hợp với những chỉ báo khác để cho nhà đầu tư hiệu quả phân tích và đầu tư, đặc biệt là chỉ báo BB bởi nó không phải là một hệ thống giao dịch độc lập như đã nêu. 

Người phát minh ra BB John Bollinger đề nghị sử dụng chúng với hai hoặc ba chỉ số không tương quan khác để cung cấp nhiều tín hiệu thị trường ngay lập tức. Ông tin rằng việc sử dụng các chỉ số dựa trên các loại dữ liệu khác nhau là rất quan trọng. Một số công cụ phân tích kỹ thuật ưa thích của ông là Đường trung bình phân kỳ/hội tụ (MACD), on-balance volume và chỉ số sức mạnh tương đối (RSI).