Bản tin quốc tế tuần 3 tháng 3 2022
Tin quốc tế   29/04/2025   209 lượt xem

1.Kinh tế toàn cầu đảo lộn vì căng thẳng Nga - Ukraine

Chỉ trong vài ngày, kinh tế Nga, nền kinh tế hiện lớn thứ 11 thế giới bị cô lập bởi các lệnh trừng phạt đến từ “phương Tây" do “chiến dịch quân sự đặc biệt “ ở Ukraine khiến giá năng lượng và thực phẩm tăng vọt, hàng loạt công ty khắp thế giới gấp rút điều chỉnh hoạt động tại đây.

Các lệnh trừng phạt

Việc Tổng thống Nga Vladimir Putin mở chiến dịch quân sự tại Ukraine đã vấp phải phản ứng chưa từng có từ Mỹ, Anh, Liên minh châu Âu (EU), Canada, Nhật Bản, Australia và nhiều nước khác. Kể cả Thụy Sĩ – vốn nổi tiếng trung lập, cũng cho biết sẽ áp trừng phạt lên Nga.

Phương Tây đã cấm hai ngân hàng lớn nhất Nga – Sberbank và VTB – tiếp cận trực tiếp đô Mỹ. Họ cũng loại 7 ngân hàng Nga khỏi SWIFT – hệ thống hỗ trợ thanh toán và kết nối các tổ chức tài chính toàn cầu. Liên minh này đang nỗ lực ngăn Ngân hàng trung ương Nga bán đô Mỹ và các ngoại tệ khác để hỗ trợ đồng rúp và nền kinh tế. Ngoài ra, Mỹ cũng tiếp tục công bố lệnh trừng phạt nhằm vào lĩnh vực lọc dầu của Nga, lĩnh vực quan trọng bậc nhất của nền kinh tế Nga. Tổng cộng, các lệnh trừng phạt đang phong tỏa gần 1.000 tỷ USD tài sản của Nga, Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire cho biết.

Phương Tây khiến nhiều người ngạc nhiên khi theo đuổi chiến lược gây sức ép kinh tế lớn lên Nga, thông qua việc cô lập Nga khỏi các thị trường tài chính toàn cầu. Nếu Nga vẫn duy trì hướng đi hiện tại, các lệnh trừng phạt có thể chỉ là khởi đầu cho quá trình cắt đứt sợi dây liên kết về tài chính và kinh tế của Nga với thế giới, nó sẽ tác động tiêu cực không chỉ đến kinh tế Nga mà nền kinh tế toàn cầu là kết quả của những lệnh trừng phạt cũng sẽ trải qua giai đoạn khủng hoảng.

Giá dầu thô tăng không kiểm soát

Kinh tế Nga quan trọng với thế giới nhờ tài nguyên dầu khí khổng lồ. Phương Tây đã có hành động nhắm đến hoạt động xuất khẩu dầu khí của Nga khiến giá năng lượng toàn cầu tăng vọt.

Dầu Brent đã tăng hơn 20% trong một tuần, có lúc đạt gần 140$/ thùng. Đây là mức cao nhất kể từ năm 2012. Dầu thô Mỹ cũng lên cao nhất 14 năm. Tại châu Âu, giá bán khí đốt tự nhiên lập đỉnh mới gấp đôi cuối tuần trước đó. Trong khi đó, dầu thô Nga hiện giao dịch ở mức thấp nhất trong hơn 30 năm. Nga khó bán dầu cho những người mua nước ngoài do bị ảnh hưởng bởi lệnh trừng phạt. Nhiều hãng dầu lớn trên thế giới cũng đang dừng hoạt động tại Nga.

Việc giá năng lượng tăng mạnh khiến nhiên liệu trên toàn thế giới trở nên đắt đỏ, làm tăng chi phí đi lại. Việc này cũng sẽ khiến lạm phát tăng tốc, kéo tụt tăng trưởng kinh tế toàn cầu và khiến các ngân hàng trung ương khó xử khi vừa phải kích thích kinh tế, vừa phải kiềm chế lạm phát.

Giá các hàng hóa khác cũng tăng vọt

Cuộc khủng hoảng đã tạo thêm sức ép lên chuỗi cung ứng toàn cầu vốn đã rất căng thẳng do đại dịch. Nga và Ukraine đóng góp 14% sản xuất và 29% xuất khẩu lúa mì toàn cầu. Giá lúa mì trong các hợp đồng tương lai tăng khiến sản phẩm này đắt đỏ hơn với các hãng chế biến lương thực nên người tiêu dùng sẽ phải chịu giá cao. Giá dầu cọ cũng tăng vọt khi các thị trường đổ xô tìm sản phẩm thay thế do dầu hướng dương tắc nghẽn ở các cảng thuộc Biển Đen.

Nga sẽ gánh phần lớn hậu quả kinh tế. GDP Nga năm 2023 sẽ giảm 7% so với kịch bản không có chiến dịch quân sự. Tăng trưởng toàn cầu năm sau cũng sẽ giảm 1,1%.

Kế hoạch kinh doanh phát triển kinh tế đảo lộn

Ngành năng lượng Nga chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các lệnh trừng phạt của phương Tây, nhiều hãng dầu lớn nhất thế giới đang rời khỏi nước này, hoặc ngừng đầu tư mới vào các dự án khoan thăm dò. ExxonMobil hôm thứ ba cho biết đang rời dự án cuối cùng tại Nga - Sakhalin-1. Đây là một trong những khoản đầu tư quốc tế trực tiếp lớn nhất tại Nga của họ. Quyết định trên sẽ chấm dứt sự hiện diện hơn 25 năm qua của hãng tại đây. BP, Shell và Equinox tuần này cũng cho biết có ý định rời khỏi Nga, chấp nhận thiệt hại hàng tỷ USD. Total Energies (Pháp) cũng đã ngừng đầu tư mới tại đây.

Ngoài năng lượng, doanh nghiệp nhiều ngành khác cũng gấp rút điều chỉnh hoạt động kinh doanh tại Nga. Các đại gia công nghệ, xe hơi, bán lẻ, hàng không, vận tải biển đều đã ngừng hoạt động. Các ngân hàng phương Tây đang cố đánh giá nguy cơ từ thị trường tài chính Nga. Hai hãng thẻ Visa và Mastercard không còn có mặt ở Nga nữa. Còn Boeing và Airbus cũng ngừng hỗ trợ các hãng bay Nga.

2.Thế giới nỗ lực tránh lặp lại cú sốc lạm phát thập niên 70

Giá hàng hóa tăng kỷ lục và lạm phát cao sau Covid-19 và cuộc xung đột giữa Nga-Ukraine gợi nhớ cú sốc năng lượng 40 năm trước và tăng trưởng kinh tế chậm chạp sau đó.

Thập niên 70 có hai đợt giá nhiên liệu tăng, là khi OPEC cấm vận dầu mỏ năm 1973 và Cách mạng Hồi giáo tại Iran 6 năm sau. Vòng xoáy tăng giá – tăng lương là nguyên nhân chính gây ra lạm phát dai dẳng và khiến các nền kinh tế tăng trưởng trì trệ một thời gian dài sau đó.

Còn hiện tại, vài tuần kể từ khi Tổng thống Nga Vladimir Putin triển khai “chiến dịch quân sự đặc biệt” tại biên giới Ukraine, giá dầu thô đã vượt 130 USD một thùng. Ngoài ra, Nga hiện cũng là nước sản xuất chính nhiều hàng hóa, từ lúa mì, phân bón đến nickel. Lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây đã làm náo loạn các thị trường này.

Dù vậy hậu quả này vẫn có thể tránh được, tuy nhiên, những biện pháp thì không mấy tích cực với các doanh nghiệp và người lao động. 

Một là các nước sẽ tập trung đối phó lạm phát, tăng trưởng kinh tế yếu đi, thậm chí suy thoái có thể là cái giá phải trả cho việc này. Các nền kinh tế mới nổi sẽ đặc biệt chịu tổn thương. Các ngân hàng trung ương, như Fed, đã rút ra bài học từ quá trình lạm phát kéo dài hồi thập niên 70. Họ thà đẩy nền kinh tế vào suy thoái sớm, hơn là vừa tăng trưởng chậm vừa lạm phát và thất nghiệp cao rồi sau đó rơi vào một cuộc suy thoái tồi tệ hơn.

Một giải pháp khác mà tình hình thập niên 70 sẽ không lặp lại, là người lao động sẽ khó đàm phán tăng lương. Tại Mỹ và Anh, các công đoàn đang giảm quy mô đáng kể. Thậm chí tại Đức – nơi họ đóng vai trò lớn hơn – người lao động cũng đã được cảnh báo về hậu quả nếu lương tăng quá cao. Do vậy, khả năng lặp lại vòng xoáy tăng lương – tăng giá là rất khó. Tình hình hiện tại thậm chí còn khiến các hộ gia đình phải cân nhắc giảm chi, khi thu nhập không theo kịp giá lương thực thực phẩm và khí đốt.

Làn sóng tăng giá do hàng hóa cũng đồng nghĩa các ngân hàng trung ương đau đầu hơn khi phải cân bằng giữa kiềm chế lạm phát và thúc đẩy kinh tế. Tại Mỹ, nhà đầu tư vẫn dự báo Fed sẽ nâng lãi ít nhất 6 lần năm nay, mỗi lần 0.25%. Dẫu vậy, có thể Fed sẽ nâng lãi suất 0.5% vào một thời điểm nào đó ngoài kế hoạch. Tuy nhiên, việc dựa vào Fed để kiềm chế giá cả có thể gây ra những thiệt hại kinh tế không cần thiết và chính phủ phải vào cuộc  kiểm soát giá hàng thiết yếu.

So với tình hình lạm phát tồi tệ phát từ tháng 12, tình trạng hiện nay đã tiệm cận khủng hoảng, do giá thực phẩm và năng lượng đều tăng cao và khó kiểm soát. Tại Mỹ, Tổng thống Joe Biden cảnh báo các công ty về việc lợi dụng tăng giá khi thông báo cấm nhập khẩu dầu Nga. Về lương, tại nhiều quốc gia như Mỹ và Anh, năng lực đàm phán lương của các liên đoàn lao động đã giảm đáng kể. Đức, nơi công đoàn vẫn còn khá mạnh, cũng rút ra bài học từ thập niên 70. Hiện tại, các công đoàn và chủ lao động đã tìm đến chính phủ để nhờ trợ giúp. Các nước như Pháp và Tây Ban Nha thì dùng chính sách tài khóa để xoa dịu cú sốc lạm phát. Họ hỗ trợ các hộ gia đình trả hóa đơn.

Tất cả những chính sách này giúp kinh tế toàn cầu có bộ đệm tốt hơn hẳn thập niên 70. Dù vậy, ông cho rằng việc Nga mở chiến dịch quân sự tại Ukraine đã châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng thực sự có thể kéo dài nhiều năm hoặc hàng thập kỷ.

 


Bài viết cùng chuyên mục
Cập nhật tin tức ngày 13/12
Cập nhật tin tức ngày 13/12 Tin quốc tế-   29/04/2025

Cập nhật các chỉ số quốc tế sau phiên giao dịch 13/12

Tổng hợp chỉ số quốc tế sau phiên 14/12
Tổng hợp chỉ số quốc tế sau phiên 14/12 Tin quốc tế-   29/04/2025

Dưới đây là tổng hợp giá cả và các chỉ số quan trọng trên thị trường q...