Thị trường dầu sẽ ra sao trong năm 2022?
Tin quốc tế   25/04/2025   230 lượt xem

1. Nhu cầu kỷ lục về tiêu thụ dầu của thế giới năm 2022

Hiện nay xe điện đang dần phổ biến trên đường phố , các công ty lớn cũng đang nỗ lực thân thiện hơn với môi trường, và con người cũng có nhiều động thái ngăn biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, trong báo cáo mới nhất tháng này, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho rằng nhu cầu dầu toàn cầu sẽ tăng 3,3 triệu thùng một ngày để chạm ngưỡng hơn 100 triệu thùng một ngày trong năm 2022. Con số này sẽ bằng với kỷ lục cũ xác lập năm 2019 – trước khi đại dịch xuất hiện.

Energies | Free Full-Text | Analysis of Point-of-Use Energy Return on Investment and Net Energy Yields from China's Conventional Fossil Fuels | HTML

Use Less Fossil Fuels

 

Tuy Covid-19 đã khiến cho nhu cầu tiêu thụ dầu, khí đốt  trong 2 năm qua giảm so với 2019 trước khi đại dịch bùng phát, nhưng theo IEA kể cả biến chủng Omicron, là biến chủng mới và lây lan nhanh nhất, cũng khó làm trật khớp đà tăng  năm 2022 bởi các biện pháp hạn chế mới để ngăn virus lây lan có thể không gây ra nhiều ảnh hưởng như các đợt bùng phát trước, ít nhất là nhờ vaccine đã được phổ biến. 

IEA kỳ vọng nhu cầu nhiên liệu cho giao thông đường bộ và ngành hóa dầu sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh. Tuy nhiên, nhu cầu nhiên liệu máy bay vẫn chưa thể phục hồi để đạt độ lớn như trước khi xảy ra đại dịch do các lệnh hạn chế di chuyển quốc tế của các nước.

Các tổ chức khác cũng có cùng quan điểm như  là Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) không thay đổi dự báo nhu cầu năm 2022 trong báo cáo tháng này. OPEC cho rằng nhu cầu dầu sẽ tăng trên toàn thế giới năm tới, dẫn đầu bởi các quốc gia Trung Quốc, Ấn Độ và Mỹ. Họ cũng cho rằng tác động của Covid-19 đặc biệt là biến chủng Omicron được kỳ vọng sẽ nhẹ và ngắn hạn bởi thế giới ngày càng được trang bị tốt hơn và đã có nhiều kinh nghiệm để đối phó với Covid-19 và các thách thức liên quan.

Bên cạnh đó, sản xuất cũng được kỳ vọng vượt nhu cầu kể từ tháng này, nhờ sản lượng của Mỹ và OPEC tăng lên. Xu hướng này sẽ kéo dài sang năm 2022, khi Mỹ, Canada và Brazil dự kiến sẽ bơm ra lượng dầu kỷ lục. IEA cho biết thêm rằng Nga và Saudi Arabia cũng có thể lập kỷ lục về sản xuất. Trong trường hợp này, nguồn cung dầu toàn cầu sẽ tăng thêm 6,4 triệu thùng một ngày năm tới.

Các dự báo trên cho thấy thế giới đang ngày càng phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, bất chấp nỗ lực nhằm giải quyết khủng hoảng khí hậu và các khoản đầu tư khổng lồ vào xe điện, năng lượng tái tạo, nhiên liệu sạch.

2. TÌnh trạng giá và cung-cầu của thị trường dầu khí 2022

Năm 2021, bất chấp tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến bất ổn, giá dầu thế giới đã tăng hơn 50% so với năm 2020. Đây là mức tăng mạnh nhất của giá dầu trong vòng 12 năm trở lại đây. Tuy nhiên, đà tăng của giá dầu được dự báo sẽ vẫn chưa dừng lại trong năm 2022, thậm chí có thể lên tới 125 USD/thùng. Ngoài ra các dự báo hiện nay cho rằng nhu cầu dầu của thế giới sẽ có thể đạt gần 100 triệu thùng/ngày, tức về xấp xỉ mức trước đại dịch vào năm 2019.

OPEC và các đối tác đang khá tự tin vào đà tăng của nhu cầu dầu trong năm 2022. Khả năng cao là OPEC sẽ tiếp tục mức tăng sản lượng thêm 400 nghìn thùng/ngày trong tháng tới. Đặc biệt, trong bối cảnh lượng dầu dự trữ tại các nước phát triển hiện nay đang ở thấp hơn mức trung bình giai đoạn 2015 - 2019 tới 170 triệu thùng.

Như vậy, nhu cầu dầu của thế giới dự báo sẽ tăng không ít trong năm 2022 nhưng trong bối cảnh đó nhiều nước xuất khẩu dầu hiện nay đang dần kiệt nguồn cung, họ ở trong tình thế có muốn tăng sản lượng hơn cũng không còn khả năng. Báo The National (Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất - quốc gia xuất khẩu dầu lớn thứ 4 trong OPEC) cho biết các chuyên gia cho rằng, giá dầu sẽ tăng lên mức 125 USD/thùng trong năm 2022 và thậm chí lên tới 150 USD/thùng vào năm 2023.

Nguyên nhân được lý giải là do đại dịch đã khiến một loạt các nước xuất khẩu dầu phải cắt giảm đầu tư. Các tính toán cho thấy, các nước xuất khẩu dầu phải đầu tư khoảng 600 tỷ USD/năm nếu muốn đáp ứng đủ nhu cầu dầu của thế giới nhưng tổng đầu tư vào ngành công nghiệp dầu và khí đốt năm 2021 chỉ còn ở mức 341 tỷ USD.

Mức giá kỳ vọng của nhiều nước xuất khẩu dầu được cho là khoảng 80 USD/thùng. Để giá dầu tăng cao quá, nền kinh tế thế giới bị đè nặng trong sức ép khiến lạm phát tăng mạnh thì những nhà cung cấp cũng không có lợi. Hơn nữa, nếu mỗi tháng đẩy sản lượng thêm 400 nghìn thùng/ngày, nhà sản xuất dầu lớn thứ 2 của Nga - Lukhoi mới đây cũng cho biết đến tháng 4 này là họ hết khả năng

How long before the world runs out of fossil fuels?

Oil and gas prices up stock illustration. Illustration of chemical - 18662941

 

Trong lúc các quốc gia xuất khẩu dầu truyền thống khó tăng sản lượng hơn nữa, sản lượng dầu khí đá phiến cũng chẳng khả quan gì. Những khó khăn thời gian qua cũng đã tác động không nhỏ tới việc phát triển ngành công nghiệp dầu khí đá phiến.

3.Cơ hội đầu tư

Trong báo cáo về triển vọng nhóm dầu khí mới đây, Chứng khoán Mirae Asset cũng cho rằng nhóm dầu khí sẽ hồi phục mạnh trong năm 2022. Giá dầu đã thiết lập đỉnh cao mới trong 5 năm trong 2021 và đang hướng về vùng giá trên 100 USD/thùng của năm 2013 – 2014. Nguồn cung dầu mỏ được dự báo sẽ tăng chậm trong thời gian tới trong khi nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ đang hồi phục mạnh, cụ thể trong tháng 11/2021 nhu cầu của thế giới đã vượt 100 triệu thùng/ngày.

Điểm hòa vốn trung bình của các dự án khai thác dầu khí ngoài khơi của khu vực Đông Á hiện nay vào khoảng 55 USD/thùng. Vì vậy, với mức giá hiện nay, chúng tôi kỳ vọng các dự án thăm dò, khai thác sẽ được tái khởi động tạo nên sự sôi động cho khâu thượng nguồn trong năm 2022. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ khoan, xây lắp giàn khoan, kho nổi dự kiến có được các hợp đồng mới với giá trị cao hơn.

Dự án

Vòng đời dự kiến

Tổng mức đầu tư

Dự kiến khai thác

Sư tử trắng

15-20 năm

2 tỷ USD

2024

Lô B Ô Môn

20 năm

8.1 tỷ USD

Quý 4 2024

Cá Voi Xanh

25 năm

10 tỷ USD

2024

 

Ngoài ra, các dự án lớn trong nước cũng được kỳ vọng sẽ triển khai nhanh, trong đó dự án Lô B Ô Môn đang có những dấu hiệu tích cực. Trong mảng này các doanh nghiệp niêm yết có kinh doanh như PVD, PVS. Ngoài ra còn có GAS tham gia đầu tư vào dự án Sư Tử Trắng.

Hoạt động vận tải dầu và khí đang bước vào giai đoạn tăng trưởng: Nhu cầu vận tải dầu năm 2022 sẽ gia tăng khi nhu cầu tiêu thụ sản phẩm hóa dầu từ các dự án Dung Quất, Nghi Sơn hồi phục. Từ 2023, khi dự án lọc dầu Long Sơn hoàn thành sẽ tiếp tục làm tăng nhu cầu vận tải.

Nhu cầu nhập khẩu khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) trong năm 2021 dự kiến sẽ tăng trưởng trên 20% và dự báo sẽ duy trì mức tăng trưởng từ 20 – 22% đến năm 2025. Nhu cầu nhập khẩu LNG sẽ tiếp tục thúc đẩy việc xây dựng hệ thống kho chứa. Giai đoạn đến năm 2025 dự kiến có thêm 4 dự án LNG sẽ khởi công, trong đó dự án LNG Thị Vải GĐ 2 và LNG Sơn Mỹ GĐ 1 do GAS tham gia đầu tư có tính khả thi cao.

Ông Nguyễn Đức Nhân, Giám đốc Trung tâm kinh doanh, Công ty Chứng khoán KB cũng cho rằng kỳ vọng sau dịch Covid được khống chế thì nhu cầu về năng lượng thế giới tăng mạnh. Nhóm cổ phiếu dầu khí đang hấp dẫn hơn nhiều so với chỉ số Vn-index và hấp dẫn hơn so với các ngành khác. Nếu nhìn triển vọng 3-6 tháng thì đây là các cổ phiếu có cơ hội.

 


Bài viết cùng chuyên mục
Cập nhật tin tức ngày 13/12
Cập nhật tin tức ngày 13/12 Tin quốc tế-   29/04/2025

Cập nhật các chỉ số quốc tế sau phiên giao dịch 13/12

Tổng hợp chỉ số quốc tế sau phiên 14/12
Tổng hợp chỉ số quốc tế sau phiên 14/12 Tin quốc tế-   29/04/2025

Dưới đây là tổng hợp giá cả và các chỉ số quan trọng trên thị trường q...