Tin kinh tế trong nước tuần qua (10-14/1)
Tin kinh tế trong nước   29/04/2025   130 lượt xem

1. Kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội khóa XV.

Chủ tịch Quốc hội yêu cầu khẩn trương tổ chức triển khai thực hiện nhanh chóng, kịp thời các luật, nghị quyết vừa được thông qua tại kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội khóa XV sớm phát huy hiệu quả và đi vào cuộc sống.

Quốc hội khóa 15 chuẩn bị kỳ họp đầu tiên, dành 6 ngày cho công tác nhân sự - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

 

Về chính sách tài khóa, Chính phủ và cơ quan hữu quan đã nhất trí rất cao ban hành Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ với quy mô khoảng 350.000 tỷ đồng để chủ động trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 và hỗ trợ kịp thời cho phục hồi và phát triển bền vững kinh tế-xã hội, được thực hiện trong 2 năm 2022 và 2023, tập trung cho các lĩnh vực là y tế, phòng, chống dịch COVID-19; an sinh xã hội, lao động và việc làm; hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh; đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, chuyển đổi số, phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển, bảo đảm an toàn hồ chứa nước, thích ứng với biến đổi khí hậu và khắc phục hậu quả thiên tai.

 

Về chủ trương đầu tư Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía đông giai đoạn 2021-2025, Quốc hội thống nhất thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án bằng nguồn vốn đầu tư công, sơ bộ tổng mức đầu tư là 146.950 tỷ đồng,với quy mô 729 km trên các đoạn Hà Tĩnh-Quảng Trị, Quảng Ngãi-Nha Trang và Cần Thơ-Cà Mau, gồm 12 dự án thành phần có thể vận hành, khai thác độc lập nhằm kết nối các trung tâm kinh tế, chính trị, các khu kinh tế, khu công nghiệp trọng yếu, đặc biệt là các vùng kinh tế trọng điểm, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng đồng bộ với các công trình hiện đại, tạo sức lan tỏa để thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội và đảm bảo quốc phòng-an ninh, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế-xã hội đã được đề ra tại Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.

 

Về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự, Quốc hội đã thảo luận và đánh giá đây là dự án luật có phạm vi rộng, điều chỉnh nhiều đối tượng khác nhau, do đó cần phải rà soát kỹ lưỡng, nghiên cứu thấu đáo, phân tích, đánh giá toàn diện, thống nhất quan điểm chỉ sửa đổi, bổ sung những vấn đề cấp bách, đã rõ, được thực tế kiểm nghiệm, có sự đồng thuận cao và đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật để kịp thời thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về xây dựng, hoàn thiện pháp luật nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và đầu tư.

 

Các nội dung cụ thể được sửa đổi, bổ sung lần này liên quan trực tiếp tới hoạt động đầu tư, kinh doanh, quản trị doanh nghiệp; công tác bảo vệ an ninh mạng; thi hành án dân sự; thực hiện chính sách xã hội hóa đầu tư vào hệ thống truyền tải điện quốc gia; khuyến khích đầu tư sản xuất và sử dụng phương tiện giao thông thân thiện với môi trường; góp phần hoàn thiện khung thể chế, chính sách, hành lang pháp lý để đẩy mạnh thực hiện 3 đột phá chiến lược mà Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đề ra.

 

2. Việt Nam duy trì chính sách nới lỏng trong khi FED tăng lãi suất

Trong một bài phân tích mới đây của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) về mức độ tác động đến các nền kinh tế mới nổi khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) thắt chặt các chính sách, các chuyên gia kinh tế cho biết, việc thắt chặt chính sách tiền tệ của Mỹ diễn ra một cách từ từ, được thông báo rõ ràng có thể sẽ ít tác động đến các thị trường mới nổi, với nhu cầu nước ngoài bù đắp tác động của chi phí tài chính tăng.Thế nhưng, lạm phát trên diện rộng của Mỹ và sự tắc nghẽn nguồn cung liên tục có thể đẩy giá cả cao hơn dự đoán và thúc đẩy kỳ vọng lạm phát nhanh hơn, khiến FED tăng lãi suất nhanh hơn.

IMF cho rằng, các nền kinh tế mới nổi với nợ công và tư nhân cao, chênh lệch tỷ giá hối đoái và số dư tài khoản vãng lai thấp, thâm hụt tài khoản vãng lai lớn, mức nợ cao (đặc biệt là nợ nước ngoài), lạm phát tràn lan và dự trữ ngoại hối thiếu hụt có thể gây rắc rối cho các quốc gia đó, nếu dòng vốn đảo chiều do Mỹ thắt chặt chính sách tiền tệ.

Do đó, IMF khuyến nghị, các thị trường mới nổi với áp lực lạm phát mạnh hơn, hoặc các thể chế yếu kém hơn nên nhanh chóng hành động như tăng lãi suất. Ngoài ra, chính phủ các nước cũng có thể công bố kế hoạch thúc đẩy nguồn lực tài chính bằng cách gia tăng việc thu thuế, thực hiện cải cách lớn về lương hưu và trợ cấp, hoặc các biện pháp khác.

 

Điều chỉnh thuế VAT sẽ tác động ra sao tới lạm phát? | baotintuc.vn

Mặc dù IMF khuyến cáo các nền kinh tế mới nổi nên nhanh chóng hành động như tăng lãi suất, thì Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục theo đuổi chính sách tiền tệ nới lỏng.“Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục theo đuổi chính sách tiền tệ nới lỏng, tập trung vào gói hỗ trợ lãi suất và mục tiêu có thể cắt giảm lãi suất cho vay tối thiểu 0,5% - 1% trong 2 năm” – chuyên gia của SSI Research dự báo.

 

 

SSI Research cho biết thêm"Mặc dù vẫn phải đối mặt với rủi ro lạm phát, việc thận trọng mở cửa trở lại do biến thể Omicron có thể giúp làm giảm áp lực lên mặt bằng giá cả chung, tạo ra không gian cho các nhà hoạch định chính sách. Lãi suất chạm đáy trong năm 2022, nhưng xu hướng của lãi suất sẽ phụ thuộc vào tốc độ phục hồi kinh tế. Theo kịch bản cơ sở, lãi suất ước tăng không đáng kể trong năm 2022, và không tạo ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường kinh doanh".

 

3. Giảm 2% thuế VAT: Đòn bẩy cho sức cầu để nền kinh tế phục hồi

Theo khuyến nghị của các chuyên gia từ Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, các chính sách thuế được sử dụng hiệu quả với các đối tượng được thụ hưởng, như là giảm 2% thuế VAT, có lợi cho phục hồi kinh tế.

VNDirect: NHNN sẽ tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ trong năm 2021, lãi suất có thể giảm thêm 0,2-0,5 điểm %

 

Một trong những nội dung của Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của Quốc hội là chính sách giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (VAT). Cụ thể, trong các gói chính sách về tài khóa và tiền tệ được các đại biểu Quốc hội đồng ý, về chính sách tài khóa, Quốc hội đồng ý giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng trong năm 2022, áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 10% (còn 8%).

 Tuy nhiên, chính sách sẽ không áp dụng với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ: Viễn thông, công nghệ thông tin, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, sản xuất kim loại và sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, ngành khai khoáng (ngoại trừ khai thác than), sản xuất than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất, các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.